Tên đơn vị: Phòng Đào tạo

Địa chỉ: Tầng 1, nhà 4 tầng Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm, 

P.Ngọc Xuyên, Q. Đồ Sơn, TP. Hải Phòng

Email: dt.lttp@gmail.com

I. Cơ cấu tổ chức phòng Đào tạo

Trưởng phòng: Th.s Lê Quang Trung

Phó Trưởng phòng: Th.s Trương Thanh Chiến

Đội ngũ chuyên viên:

1. Nguyễn Văn Sơn 

2. Nguyễn Ngọc Hoàng

3. Đinh Xuân Hải

4. Nguyễn Thị Nhung

5. Lê Thị Thuý Mơ

6. Hà Thị Hồng Hoa

7. Nguyễn Thị Hiền

II. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Đào tạo

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG  ĐÀO TẠO     

 Phòng Đào tạo là một đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu. Phòng có các chức năng, nhiệm vụ như sau :

  1. Chức năng hoạt động của phòng:              

- Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường.

- Dự thảo chiến lược phát triển lĩnh vực đào tạo của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch để thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực đào tạo.

- Trình duyệt và thực hiện.

 2. Nhiệm vụ của phòng:

2.1. Thực hiện công tác tuyển sinh:

- Tham mưu cho Giám hiệu về số lượng, đối tượng, ngành nghề, khu vực, thời gian, cách thức tuyển sinh.

- Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh.

- Phối hợp với phòng Công tác HSSV và các đơn vị liên quan tổ chức đón tiếp Học sinh - Sinh viên hoàn tất các thủ tục nhập học.

2 .2.  Thực hiện các chương trình đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá, hàng năm và học kỳ.

- Xây dựng thời khoá biểu theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện các kế hoạch trên.

- Đề xuất các yêu cầu về chất lượng, số lượng giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo.

- Tổng hợp kế hoạch phân công và dự tính khối lượng công tác của từng giáo viên, giảng viên.

- Kiểm tra thực hiện quy chế, tiến độ, nội dung giảng dạy.

- Giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, kế hoạch phân công giáo viên, giảng viên.

- Xác nhận khối lượng công tác giáo viên, giảng viên thực tế hàng tháng, hàng kỳ và hàng năm.

- Giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện chương trình đào tạo.

 - Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch Hội thi giảng viên giỏi cấp trường hàng năm và tham mưu cho Nhà trường về việc cử giảng viên tham gia Hội thi GVDG các cấp.

- Thực hiện việc báo cáo theo quy định./.

2.3. Quản lý phát triển chương trình đào tạo:

- Đánh giá hiện trạng các chương trình đào tạo.

- Dự thảo chiến lược về phát triển chương trình đào tạo.

- Tổng hợp kế hoạch phát triển chương trình đào tạo.

- Tập hợp và trình duyệt các chương trình đào tạo.

- Tổng hợp, đánh giá việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.

- Thực hiện việc báo cáo theo quy định.

2.4. Quản lý phát triển tài liệu, dụng cụ dạy học:

- Đánh giá hiện trạng các tài liệu dạy học, học cụ.

- Dự thảo chiến lược về phát triển tài liệu dạy học, học cụ.

- Tổng hợp kế hoạch phát triển tài liệu dạy học, học cụ.

- Tập hợp và trình duyệt các tài liệu dạy học, học cụ.

- Tổng hợp, đánh giá việc xây dựng và thực hiện tài liệu dạy học, học cụ.

- Thực hiện việc báo cáo theo quy định.

2.5. Quản lý thực hành, thực tập:

- Tham mưu cho Giám hiệu về việc xây dựng các quy trình thực hành, thực tập.

- Xây dựng các quy chế phối hợp với các cơ sở về thực hành, thực tập.

- Giám sát, kiểm tra nội dung, tiến độ việc thực hiện các quy trình thực hành, thực tập.

- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm bổ sung, sửa đổi nội dung, chương trình.                                                      

2.6.  Quản lý phương pháp dạy học: 

- Đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch về phương pháp giảng dạy.

- Đánh giá kết quả thực hiện việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực theo quy định.

- Giải quyết các vấn đề phát sinh khi áp dụng phương pháp giảng dạy.

2.7. Quản lý cung cấp dịch vụ đào tạo:

- Đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ.

- Xác định nhu cầu, thị trường chiến lược.

- Xác định người cung cấp, chiến lược cung cấp và chăm sóc khách hàng.

 - Dự thảo, trình duyệt quyết định.

- Tổng hợp kế hoạch cung cấp dịch vụ đào tạo toàn trường.

- Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ công tác cung cấp dịch vụ.

- Dự thảo  các hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo.

- Dự thảo tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng giáo viên, giảng viên để thực hiện hợp đồng.

- Giám sát, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ.

- Thực hiện việc báo cáo theo quy định.    

2.8. Quản lý quá trình học tập của học sinh, sinh viên:

- Tổ chức kiểm tra, thi, thống kê, tổng hợp, lưu trữ kết quả học tập của học sinh, sinh viên và chuyển cho các đơn vị có liên quan theo thời gian quy định (học kỳ, năm học, khoá học).

- Tổng hợp kết quả, quản lý và cấp phát chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên.