Tên đơn vị: Phòng Khảo thí, kiểm định chất lượng và KH, HTQT

Địa chỉ: Tầng 1 nhà A, Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm, Phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng.

I. Cơ cấu tổ chức

Trưởng phòng:  Nguyễn Thị Hồng Linh

Đội ngũ chuyên viên:

1. Nguyễn Khánh Phương

II. Chức năng, nhiệm vụ

KHẢO THÍ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

1. Chức năng

- Nghiên cứu đánh giá công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường;

- Dự thảo chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch để thực hiện chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Trình duyệt và thực hiện.

2. Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện công tác khảo thí của trường;

- Xây dựng quy trình kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khoá;

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp cuối khoá theo đúng các quy chế, quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tham mưu cho Giám hiệu trong việc lựa chọn hình thức thi, làm các loại đề thi và tổ chức thi cho các môn học/mô đun;

- Phối hợp với phòng Đào tạo, các khoa, bộ môn để tổ chức các kỳ thi, kiểm tra hết môn từ khâu ra đề, nhân bản đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi và lưu trữ đề và điểm thi, điểm kiểm tra hết môn;

- Tham gia tư vấn nghiệp vụ về quy trình, phương pháp đảm bảo chất lượng đào tạo, thi, kiểm tra cho các đơn vị và học sinh, sinh viên;

- Chủ trì phối hợp với các khoa, bộ môn để xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi cho các môn học, cải tiến và phát triển những phương pháp thi phù hợp với yêu câu đào tạo của các ngành và các hệ bậc đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo;

- Thẩm định tính chính xác trong việc chấm bài thi, tổ chức thẩm định ngẫu nhiên kết quả chấm bài cho các môn học của giảng viên trên cơ sở phân tích, so sánh kết quả từng môn học và qua sự phản ánh của học sinh sinh viên;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào công tác soạn thảo đề thi, chấm thi, và kết quả thi, lưu trữ kết quả thi.

- Xây dựng và theo dõi các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị có đào tạo trong trường;

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo trong trường;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định của cấp trên;

- Tổ chức đánh giá tại trường, bao gồm tự đánh giá cấp trường và đánh giá chương trình đào tạo;

- Nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ cho công tác tự đánh giá (bảng hỏi, phiếu khảo sát, bằng, biểu thống kê);

- Tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên và công nhân viên trong trường về công tác đảm bảo chất lượng, tự đánh giá (đánh giá trong) và đánh giá ngoài;

- Tổng hợp đánh giá về kết quả và chất lượng trong và sau quá trình đào tạo;

- Quản lý chất lượng đào tạo theo các tiêu chí do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

- Xây dựng chiến lượng đảm bảo chất lượng đào tạo;

+ Đánh giá hiện trạng chất lượng đào tạo

+ Dự thảo chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo

+ Tổng hợp và hoàn thiện chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo

- Thực hiện việc báo cáo theo quy định.

KHOA HỌC, HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Chức năng

- Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường;

- Dự thảo chiến lược phát triển công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch để thực hiện chiến lược phát triển công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

- Cùng với phòng Đào tạo và các đơn vị có liên quan, hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chương trình đào tạo các ngành, nghề cho phù hợp với nhu cầu thực tế đào tạo nhân lực xã hội;

2. Nhiệm vụ

- Đề xuất những nhiệm vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hàng năm;

- Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường;

- Xác định nhu cầu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong từng thời kỳ; điều tra thực tế, đăng ký đề tài, giao đề tài;

- Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

- Quản lý việc đăng ký, triển khai thực hiện và đánh giá nghiệm thu các đề tài theo đúng quy định;

- Tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu, biên soạn tập san về Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

- Hỗ trợ các đơn vị, cán bộ trong trường triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;

- Tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp để triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế;

- Quản lý công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và HSSV;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học phục vụ nhu cầu trao đổi, nghiên cứu của sinh viên, cán bộ viên chức;

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học;

- Viết các báo cáo theo quy định.

- Đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ;

- Xác định nhu cầu, thị trường chiến lược;

- Dự thảo, trình duyệt quyết định;

- Xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ;

- Xây dựng và thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ công tác cung cấp dịch vụ;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ (thảo các hợp đồng);

- Giám sát, đánh giá dịch vụ, thực hiện việc báo cáo theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị để củng cố, mở rộng và phát triển hợp tác quốc tế;

- Chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo;

- Phối hợp với phòng đào tạo để tăng cường các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài;

- Quản lý các chương trình trao đổi cán bộ, sinh viên với nước ngoài;

- Quản lý các đoàn vào, đoàn ra;

- Phiên dịch trong các cuộc hội nghị, hội thảo, các buổi làm việc với khách quốc tế;

- Quảng bá hình ảnh của nhà trường với các đối tác nước ngoài;

- Phối hợp với khoa Công nghệ thông tin để thực hiện xây dựng trang web của nhà trường;

- Tổ chức các hoạt động giao lưu với các tổ chức quốc tế.